SOCIAL LISTENING MANG LẠI NHỮNG LỢI ÍCH GÌ ? DOANH NGHIỆP NÀO NÊN SỬ DỤNG CÔNG CỤ NÀY ?

  Sự phát triển, bùng nổ của Social Media tác động trực tiếp và ảnh hưởng không hề nhỏ đến cách mà các doanh nghiệp đang tiếp cận khách hàng của mình. Những trải nghiệm của khách hàng mục tiêu trên các kênh truyền thông mạng xã hội trở thành dữ liệu quan trọng để doanh nghiệp có thể tiếp cận và chuyển đó thành cơ hội để kinh doanh, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Từ đó, công cụ Social Listening ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu về dữ liệu người dùng.

NHỮNG LỢI ÍCH DO CÔNG CỤ SOCIAL LISTENING MANG LẠI

   Nghiên cứu thị trường và insight khách hàng

  Các nhà marketer cần tìm những cuộc hội thoại quan trọng trên các kênh mạng xã hội và theo dõi để nắm được những gì đang xảy ra và định hướng thị trường mục tiêu mới để kích thích sự khám phá thương hiệu.

   Engagement của khách hàng

  Thương hiệu định vị và góp mặt trong cuộc hội thoại hằng ngày với khách hàng và khách hàng tiềm năng, thường phía ngoài các kênh thuộc sở hữu của nhãn hàng

   Trải nghiệm khách hàng và quản lý khủng hoảng

  Nhãn hàng tìm kiếm insight của khách hàng trên khắp các touchpoint khác nhau của hành trình mua hàng, để họ có thể tương tác phù hợp với marketer.

  Các thông tin thu được cung cấp rất nhiều kiến thức hữu ích cho các nhà marketer nhằm tập trung vào các mục tiêu tốt hơn trên hành trình lựa chọn của khách hàng.

 *** Những doanh nghiệp nào nên áp dụng Social Listening

  Social Listening giúp doanh nghiệp có thể phát hiện các rủi ro để thương hiệu của mình được bảo vệ trước các khủng hoảng trên mạng xã hội. Vậy nên, các doanh nghiệp có mục đích này nên sử dụng Social Listening.

  Bên cạnh đó, Social Listening còn giúp các doanh nghiệp marketing sản phẩm của họ, quản lý khách hàng của họ và nhận được feedback về sản phẩm, chiến dịch. Và có 2 loại brands thường sử dụng đó là:

   Brands B2B: các doanh nghiệp này thường hướng đến khách hàng cần nghiên cứu người dùng, tìm hiểu insight của họ và xu hướng cũng như hành vi của người dùng và cách họ áp dụng nó vào sản phẩm.

   Brands B2C: đây là các brand hướng tới người dùng, họ muốn kiểm soát ngành và đối thủ để hiểu rõ xu hướng cũng như rủi ro, cơ hội có thể xảy ra.

  Và Social listening cũng có thể sử dụng cho các doanh nghiệp muốn tăng tương tác.