PHÂN BIỆT MARKETING VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

    Khái niệm về marketing và những hoạt động xung quanh nó có rất nhiều nét tương đồng khiến khá nhiều người nhầm lẫn chúng là một. Để hiểu đúng hơn về marketing và truyền thông, chúng tôi sẽ đi vào phân tích khái niệm, mối quan hệ và mục tiêu giữa chúng

1. Khái niệm Marketing xuất phát như thế nào?

     Marketing là công việc giúp cho sản phẩm đến với khách hàng một cách dễ dàng thông qua những chiến lược về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến. Giữa các yếu tố này có mối quan hệ gắn bó và hỗ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên, xúc tiến luôn là vấn đề được doanh nghiệp dành sự quan tâm nhiều hơn cả, do nó góp phần đem lại thương hiệu và doanh thu cho nghiệp một cách nhanh chóng.

     Mục tiêu của marketing là đem đến sự thỏa mãn cho khách hàng để từ đó giúp doanh nghiệp vượt lên nhưng đối thủ cạnh tranh và ngày càng phát triển.

2. Truyền thông – Communication là gì?

     Truyền thông (communication) là quá trình chia sẻ thông tin. Truyền thông là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung bao gồm hoạt động truyền đạt thông tin thông qua trao đổi ý tưởng, cảm xúc, ý định, thái độ, mong đợi, nhận thức hoặc các lệnh, như ngôn ngữ, cử chỉ phi ngôn ngữ, chữ viết, hành vi và có thể bằng các phương tiện khác như thông qua điện từ, hóa chất, hiện tượng vật lý và mùi vị.

3. Mối quan hệ của Marketing và Truyền thông?

      Trong hầu hết các tổ chức, PR và Truyền thông – Communication nằm trong Marketing.

      Ở đó, Marketing lấy khách hàng làm trung tâm và sử dụng những công cụ, chiến lược của mình nhằm kết nối khách hàng với sản phẩm, dịch vụ của mình. Đối với những doanh nghiệp trung bình và lớn thì hoạt động Marketing sẽ giúp gia tăng doanh số của việc bán hàng hay sử dụng dịch vụ và trực tiếp đóng góp vào lợi nhuận của công ty.

      Công cụ PR – Truyền thông trong Marketing sẽ liên kết, tạo mối quan hệ với cộng đồng ( thông qua báo chí, đài, TV…) nhằm mục đích thu được sự ủng hộ của công chúng đối với hoạt động của công ty ( bao gồm cả hoạt động bán hàng).

      Marketing không phải là bán hàng, không phải là chỉ tập trung hướng vào lợi nhuận.

      Tuy nhiên, trong Organization Communication khi áp dụng tại các công ty nhà nước, các đơn vị kinh doanh không lấy mục tiêu là lợi nhuận thì Truyền thông thường gồm 3 phần chính: Media Communication, Crisis Communication và Public Relation và hoàn toàn không phải là 1 công cụ của Marketing.

       Truyền thông Online relations: Bao gồm hệ thống website của doanh nghiệp, quảng cáo trên các website khác, sử dụng hệ thống mạng xã hội, PR, SEO,…

    + Public relations: Phần lớn PR trực tiếp nói về các hoạt động báo chí bao gồm việc đăng tải các tin bài, họp báo, …Tuy nhiên PR cũng là gồm những hoạt động rộng hơn có liên quan đến hoạt động xã hội, thậm chí là cả lobbying.

    + Internal Communications: Hoạt động truyền thông nội bộ bao gồm tất cả các nội dung cung cấp trong hệ thống mạng nội bộ của doanh nghiệp như tạp chí nội bộ, các cuộc thi, tổ chức chương trình giáng sinh, lễ tết,… Truyền thông – Communication lúc này được hiểu là bao gồm các công cụ Event management

    + Để truyền thông tốt, trước tiên phải hiểu được: Giá, sản phẩm, kênh để có thể kết nối với truyền thông.